5 điều lãnh đạo cấp cao tìm kiếm ở một chương trình EMBA

1. Kiến thức và kinh nghiệm ở đẳng cấp quốc tế

Các nhà quản lý cấp cao không đi học vì một tấm bằng khi thực tế họ đã và đang chứng minh được năng lực bản thân qua những thành tựu trong sự nghiệp của mình. Họ thực sự mong muốn nhiều hơn vậy! Đó là nội dung kiến thức ở tầm cỡ quốc tế, đang được triển khai và áp dụng ở các tập đoàn hàng đầu như Apple, Amazon, McKinsey, Microsoft,...

Để tìm kiếm chương trình MBA đẳng cấp như vậy, cần dựa vào đánh giá của các tổ chức uy tín quốc tế như AACSB - Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học (AACSB được thành lập ở Hoa Kỳ và có lịch sử trên 100 năm, là tổ chức kiểm định chất lượng cho các trường kinh doanh nổi tiếng như Columbia, Cornell, Dartmouth, Harvard, M.I.T, Wharton, Yale..), Tổ chức phát triển quản lý Châu Âu (EFMD) và Cơ quan vô tư quốc tế về giáo dục kinh doanh sau đại học (AMBA),...

Tại Việt Nam, hiện có chương trình EMBA được xếp hạng cao trên thế giới là Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh cao cấp EMBA của trường đại học Hawai'i (VEMBA Hawaii) là chương trình duy nhất tại Việt Nam được kiểm định và chứng nhận chất lượng bởi AACSB; xếp thứ 16 trong top 25 trường đại học uy tín của Mỹ về Thạc sĩ Quản trị kinh doanh theo bản đánh giá năm 2018 của US News & World Report. VEMBA Hawaii là chương trình duy nhất được Đại sứ quán Hoa Kỳ công nhận và hỗ trợ tại Việt Nam.

2. Giảng viên đẳng cấp quốc tế

Chất lượng nội dung phải đi cùng với chất lượng giảng dạy. Điều này có thể tìm thấy ở hồ sơ các công trình nghiên cứu, các chức vụ, kinh nghiệm giảng dạy tại các trường top đầu thế giới và bằng cấp về lĩnh vực chuyên môn.

Kinh nghiệm từ việc giảng dạy, tư vấn cho các tập đoàn hàng đầu và chia sẻ từ chính học viên MBA tại các nước và các doanh nghiệp khác nhau sẽ là tài sản vô giá mà chính các giảng viên truyền đạt và sử dụng trong các nội dung giảng dạy của mình. Những điều mới mẻ luôn là thuốc bổ cho trí sáng tạo và triển khai ngược lại vào chính doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo nên nghiên cứu kỹ hồ sơ giảng viên và yêu cầu trường mà mình quan tâm gửi danh sách giảng viên để lựa chọn chương trình có trình độ giảng viên tốt nhất.

3. Mạng lưới sinh viên MBA đẳng cấp

"Học thầy không tày học bạn", 48 giờ học mỗi môn học sẽ khó có thể học hết những tinh hoa từ giảng viên, nhưng những người bạn cùng học MBA và cộng đồng học viên cũ sẽ theo ta trong suốt gần 2 năm học và thậm chí mãi sau này.

Networking là một trong những mục tiêu quan trọng mà mỗi học viên cân nhắc khi lựa chọn MBA. Mạng lưới các doanh nhân hay nhà quản lý tới từ các tập đoàn hàng đầu thực sự hấp dẫn.

Ở Việt Nam, mạng lưới networking của các học viên VEMBA Hawaii hiện đang đứng số 1 khi chương trình này đã đào tạo các nhà lãnh đạo đang nắm giữ các vị trí quan trọng hàng đầu tại Việt Nam, như bà Hà Thu Thanh (Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam), bà Nguyễn Thị Trà My (Phó Chủ tịch, CEO, PAN group), ông Lưu Trung Thái (Phó Chủ tịch, CEO, MB Group), bà Chu Thị Thanh Hà (Chủ tịch FPT Telecom), ông Đinh Đức Thắng (Chủ tịch, Opec Plastics), ông Huỳnh Bửu Quang (CEO, Maritime Bank), ông Johnathan Moreno (Chủ tịch Amcham Vietnam, CEO Sandhill Scientific) và gần 700 sinh viên khác cũng đang nắm giữ các vị trí quản lý, chủ doanh nghiệp.

4. Chi phí hợp lý với chất lượng

Chi phí luôn là một vấn đề lớn khi quyết định lựa chọn một chương trình MBA. EMBA Việt Nam cũng được phân thành các phân khúc theo thu nhập của học viên.

Với những chương trình cao cấp, học phí sẽ rơi vào khoảng 23-25 nghìn USD/khoá học. Học phí này thường thấp hơn rất nhiều so với học phí cùng chương trình nhưng học tại nước sở tại. Ví dụ như EMBA Hawaii có mức học phí 51 nghìn USD học tại Hawaii, nhưng chỉ còn khoảng trên 23 nghìn USD tại Việt Nam.

5. Trên cả một chương trình MBA

Sau tất cả những cân nhắc về một chương trình hiệu quả về kinh tế và giá trị kiến thức, điều gì khiến nhà lãnh đạo lựa chọn một chương trình EMBA? Có người nói, những nhà lãnh đạo luôn cô đơn vì họ đứng trên đỉnh cao, phải đưa ra những quyết định mà đôi khi không thể nói rõ hết thành lời, không thể chia sẻ hết với nhân viên hay người bạn đời của mình vì suy nghĩ và hoài bão đang ở một tầm rất cao. Những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý thực sự cần lắm những tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau ngày một tốt hơn và hơn nữa, có thể chia sẻ những suy nghĩ cùng đẳng cấp.

Ông Bùi Tuấn Minh - Phó Tổng Giám đốc của Deloitte Việt Nam đã chia sẻ về chương trình VEMBA trong buổi Toạ đàm Tài chính cho các nhà khởi nghiệp: "Tôi rất yêu chương trình này. Ở đây, tôi có những người bạn như chị Hằng - nhà sáng lập GLN, chị Trà My của PAN Group, anh Thái của MB, anh Thắng của nhựa OPEC, những người bạn làm trong ngành tài chính, giáo dục, nhân sự,... Tôi làm tư vấn và cần hiểu về các lĩnh vực khi làm việc với khách hàng; do vậy, mỗi khi tôi cần tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực gì là tôi lại nhấc điện thoại lên gọi cho các bạn đồng học – những chuyên gia ngành dày dạn kinh nghiệm đó. Với tôi, VEMBA không chỉ là một chương trình MBA mà còn là một nơi tôi có thể trở về."

Hội thảo thông tin năm 2018 Chương trình VEMBA, Đại học Hawaii tại Hà Nội

Thời gian: 18:00 - 20:00 tối, 06/07/ 2018

Địa điểm: Khách sạn Melia Hà Nội, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Liên hệ văn phòng Đại học Hawaii để đăng ký tham dự hội thảo trước ngày 05/07/2018:

Địa chỉ: Phòng 312, Trung tâm Văn phòng, Tháp C, Tòa N04 Udic Complex, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội

Điện thoại: 02473042688/ 0947552688

Email: embaha@hawaii.edu

Website: shidler.hawaii.edu/vietnam

Comments